Tháp Chăm Bình Định

Hệ thống tháp Chăm có tuổi thọ ngót 1.000 năm mang kiến trúc nghệ thuật độc đáo và đẹp đến ngỡ ngàng.

Rượu Bầu Đá

Rượu Bàu Đá là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Lễ Hội Tây sơn Bình Định

Tây Sơn là nơi có những chứng tích, những địa danh, những sự kiện lịch sử cùng tấm lòng của bao người anh hùng, hào kiệt của một vùng đất giàu truyền thống thượng võ và văn hiến.

Suối Tiên(suối nước nóng Hội Vân)

Suối nước nóng Hội Vân thuộc thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km về phía tây bắc. Đây là một trong các nguồn nước khoáng nóng được khai thác để chữa bệnh ở Việt Nam.

Ghềnh Ráng

Dù chưa phải là cái tên đình đám trên bản đồ du lịch nhưng với vẻ đẹp hấp dẫn của biển, đá và núi, Ghềnh Ráng vẫn là điểm đến lưu luyên mỗi du khách nếu một lần ghé thăm.


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Những nét độc đáo ở Lễ hội Tây Sơn Bình Định

Bình Định từ bao đời nay đã nổi danh là vùng đất “thượng võ” và giàu truyền thống văn hóa. Trong kho tàng lễ hội truyền thống cả nước Bình Định có rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc chủ yếu tập trung vào mùa xuân, thể hiện sự gắn kết hài hòa giữa thiên nhiên và con người, tiêu biểu như: lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Chợ Gò, lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi…. Lế hội Đống Đa – Tây Sơn, đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (năm 1789). Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng vào ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại thị trấn Phú Phong - huyện Tây Sơn. Ngoài nghi lễ truyền thống, trong lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, các trò chơi dân gian, hát bội… thu hút hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước tham dự.
Màn diễu hành đẹp mắt và đặc sắc của lễ hội
Lế hội Đổ Giàn, diễn ra vào ngày rằm tháng 7 các năm Tỵ, Dậu, Sửu, người dân huyện An Nhơn và các huyện lân cận thường đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan, xem hát bội và những cuộc thi tài.Tuy nhiên, trong toàn bộ lễ hội, hấp dẫn và cuốn hút nhiều người là hội xô cỗ (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành đổ giàn). Người ta thiết lập một cái đàn cúng cao, trên đó người ta đặt đàn cúng thần gồm: hương, hoa, trà, quả, cỗ gạo, bánh và đặc biệt là cỗ heo nặng khoảng độ vài mươi ký. Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Các võ đường cùng nhau tìm thế tranh lấy con heo. Sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang con heo chạy về địa điểm an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay. Hội đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông và nghi thức xô cỗ đổ giàn được xem trọng nhất.
 Mọi người nô nức xem lễ hội
Lễ hội Chợ Gò, tổ chức vào ngày mùng 1 tết Âm lịch ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Đây chủ yếu là họp chợ, mua bán đầu năm lấy may mắn cho cả năm. Nhưng việc mua bán chỉ tượng trưng, đi hội vui là chính. Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình. Tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống. Người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… Lễ hội chợ Gò có cách nay khoảng trên dưới 300 năm. Tương truyền, hai vị tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết. Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên bước mới: có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi. Các trò chơi dân gian được tổ chức: múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co…
Buôn bán trầu cau hoa quả ở lễ hội
Xong hội chợ Gò, ngay ngày hôm sau Mồng 2 tết du khách có thể đến với hội đua thuyền ở Gò Bồi thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, quê ngoại của nhà thơ Xuân Diệu. Gò Bồi có sông Gò Bồi, có cửa thông ra Đầm Thị Nại. Trai gái đội đua thuyền của các thôn trong xã và cả các xã bạn cùng đến thi tài trên sóng nước bằng những chiếc thuyền thúng, thuyền thoi nhỏ nhẹ lao vun vút giữa tiếng reo hò, cổ vũ của hàng ngàn công chúng đôi bờ… góp phần cho ngày Tết cổ truyền thêm vui ở miền quê vùng sông nước.

Đến với Bình Định vào mùa lễ hội, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian văn hóa lễ hội hết sức độc đáo, mà còn được thỏa thích với những bãi biển đẹp nổi tiếng, những món ăn ngon được kết tinh từ đất, nước, con người và đặc trưng văn hóa của miền đất võ, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn và gia đình một mùa xuân thú vị. 
 Lê Lào

Rượu Bàu Đá đặc sản của người dân Bình Định

Bình Định là một tỉnh của Miền Trung với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Chính những điều kiện ấy đã làm nên tính cách người Bình Định mạnh mẽ, kiên cường, giàu nghị lực.

Làng rượu Bàu Đá, thôn Cù Lâm, Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định

Có lẽ vì thế nên Rượu Bàu Đá có phần nặng độ hơn rượu các miền đất khác. Rượu Bàu Đá là tên gọi của loại rượu được chưng cất bằng phương pháp thủ công, gia truyền tại Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá, thuộc làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng nằm ở tả ngạn sông Kôn, cũng như bao làng quê khác, làng Bàu đá được bao bọc bởi màu xanh mượt mà của cánh đồng lúa, của lũy tre xanh từ bao giờ. 
Những vạt ruộng vào mùa khô hanh sau vụ gặt, là vùng thánh địa cho những trẻ chăn trâu, nướng khoai, vùi sắn, thả diều, làm đủ mọi trò tinh nghịch của tuổi học trò, là nơi nghỉ chân bàn chuyện mùa màng, làm ăn của những người đàn bà tần tảo quanh nồi Rượu, luống rau, là nơi hẹn hò của những đôi trai gái rạo rực với mùa xuân. Chào đón du khách là cổng làng được xây dựng kiên cố với dòng chữ “Làng Nghề Truyền thống Rượu Bàu Đá”, đường bê tông uống lượn theo làng như một dải lụa. Bước vào làng, hương men rượu nồng thơm thoang thoảng trong gió. 

Rượu Bàu Đá đặc sản Bình Định

Bàu Đá là tên của một cái bàu nước nằm ngay cạnh thôn, được người dân trong thôn lấy làm nguồn nước chính để chưng cất rượu, tên gọi Rượu Bàu Đá bắt nguồn từ đây, người dân trong thôn lưu truyền rằng đây là một đặc ân “trời ban” cho làng Bàu Đá. Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá được nhà nước công nhận là làng nghề truyền thống tiêu biểu ViệtNam. 
Nhiều người uống Rượu Bàu Đá nhưng ít ai biết rằng Rượu ngon nhờ phương pháp chưng cất thủ công gia truyền, công thức ủ rượu, lên men kết hợp với mạch nước ngầm kì diệu “trời ban” cho làng Bàu Đá. Được chắt lọc từ những hạt gạo ngon được trồng ở những thửa ruộng đủ nước cho cây lúa từ lúc còn rảnh mạ, đến khi ngậm đòng và nhất là nguồn nước nơi đây đã làm nên chất rượu độc đáo của Làng Bàu Đá, làm nên hồn Rượu Bàu Đá. Mang nghề ra khỏi xóm Bàu Đá thì Rượu nấu lên bất thành vì thiếu nước ở làng nên không sao tạo được cái chất rượu, Hồn của Rượu Bàu Đá, như nó được nấu ở đây, mặc dầu rằng, vẫn con người ấy, bàn tay ấy, gạo ấy, men ấy. Cái hồn ấy chính là mùi thơm thanh khiết, là hương vị đậm đà, là Rượu trong suốt như pha lê. Rượu Bàu Đá uống vào có vị thơm nồng quyến rũ, uống một hớp, sức nóng như dội lên mạnh mẽ nhưng không gắt, để rồi hương rượu như lan tỏa len sâu từ cổ họng đến khắp người, bừng bừng chất men ngọt, uống say vẫn tỉnh, không loạn trí đau đầu. Rượu Bàu Đá Tâm Tửu – chính gốc từ làng Bàu Đá Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 – 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua theo những người sành rượu. 
Một lò nấu rượu Bàu Đá

Rượu Bàu có những nét riêng ít loại rượu nào có được. Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ. Với rượu Bàu Đá chính gốc, lỡ khi quá chén không hề đau đầu. Tiếng lành đồn xa, rượu Bầu Đá không còn bó hẹp trong không gian thôn làng nữa mà vươn đến các địa phương khác trên cả nước và thế giới. Nhiều người khi ghé qua đất Bình Định đều muốn nếm thử một lần cho biết hoặc mua một ít về làm quà biếu người thân. Trong một lần dừng chân ở đất Bình Định, nhà thơ Tản Đà tình cờ thưởng thức một bữa tiệc rượu Bàu Đá, đã nghiêng mình ngưỡng vọng và phong tặng cho rượu Bàu Đá là “Đệ nhị danh tửu”.. Rượu Bàu Đá là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định.